Sân Khấu Thế Giới Trẻ | Kịch Gia Đình Thàn Phố Hồ Chí MInh

Diễn Viên, Kịch, Kịch gia đình

Chưa có tài khoản Đăng ký








Đề cử Nữ diễn viên sân khấu nào cho Mai Vàng 2017?

Tuyến nhân vật nữ chính trong các vở kịch, cải lương năm 2017 đã tạo được dấu ấn đẹp nhờ diễn xuất của nhiều nữ diễn viên, đặc biệt là lớp trẻ

 

Theo nhận định của giới chuyên môn, trước sự khan hiếm kịch bản hay, các sàn diễn đã nỗ lực đẩy lực lượng nữ diễn viên trẻ nhằm "thanh xuân hóa" tác phẩm và tạo hiệu ứng cho vở diễn bên cạnh các nam kép điêu luyện về diễn xuất. Các nữ diễn viên trẻ cố gắng tạo ấn tượng thông qua các tính cách nhân vật độc đáo, mới lạ.

Diễn viên trẻ bội thu

Hầu hết các kịch bản khai thác từ văn học đều mang lại cho nữ diễn viên các nhân vật có số phận sâu sắc. Trên sân khấu Hoàng Thái Thanh, Hoàng Vân Anh có hai vai diễn trong cùng một vở kịch: Bún nhỏ và Nhớ (vở "Hồi xưa biển ngọt"). "Vân Anh diễn ngày càng sắc nét, có nhiều cung bậc tình cảm đan xen nhau, tạo sự phán đoán để khán giả cùng nhìn ngắm trong tích tắc cô thay đổi tính cách nhân vật như thế nào? Bún thì ngây thơ, dễ thương; Bún nhỏ thì khẳng khái, nhẫn nại. Tôi rất mừng khi Hoàng Vân Anh có được hai số phận trong cùng một vai diễn khiến người xem thích thú" - đạo diễn Trần Minh Ngọc nhìn nhận.

Đề cử Nữ diễn viên sân khấu nào cho Mai Vàng 2017? - Ảnh 1.

Thu Trang trong vai cô Út (vở "Chúng ta thuộc về nhau" - Nhà hát Thế giới trẻ)

Lê Khánh năm nay có hai vai hay trên Sân khấu Kịch IDECAF: Hạ (vở "Ngôi nhà không có đàn ông") và Hạnh Lê (vở "Sắc màu"). Cả hai tính cách đều tạo sự thăng hoa cảm xúc cho người xem.

NSƯT Hạnh Thúy có vai nhà văn Mỹ Ngọc trong vở "Đàn ông ơi, anh là ai?" trên Sân khấu Hoàng Thái Thanh. Cũng trong vở này, NSƯT Tuyết Thu có vai Sáu Liễu, cả hai đã đem lại sự thú vị cho câu chuyện kịch vốn mang tính châm biếm này. "Tuyết Thu nhận ít vai nhưng luôn đạt hiệu quả trong diễn xuất. Hạnh Thúy là "gừng càng già, càng cay". Cả hai đã đào sâu tính cách nhân vật, gửi vào đó nhiều thông điệp giá trị, khiến người xem luôn nhớ đến nhân vật" - NSƯT Thành Hội nói.

Trên Sân khấu Nhà hát Thế giới trẻ, 2 nữ diễn viên tham gia vở "Mẹ chồng rắc rối" đã có hai vai diễn hay: Diệu Nhi (vai Hằng) và Khả Như (vai mẹ chồng). "Diệu Nhi biết vận dụng những khoảng lặng để lấp đầy suy nghĩ phán đoán của khán giả nên khi cảm xúc vỡ òa khiến khán giả thích thú. Còn Khả Như vào vai bà mẹ chồng khó tính bỗng rất hợp với cách tư duy, diễn đạt của cô làm cho vai diễn đời hơn, có nhiều điểm son" - NSƯT Đàm Loan nhận xét.

Sân khấu Kịch Phú Nhuận có hai vai hay dành cho Hoàng Thy (vai bà Huyền) và Lê Lộc (vai Bảo Vy) trong vở "Hung thủ". Theo nhận định của NSND Hồng Vân, đây là hai vai diễn cùng trong một vở nhưng không chèn ép nhau, đều đầy cảm xúc, cho thấy hai em có sự đầu tư để vai diễn ngày càng hay hơn, sâu sắc hơn.

Kịch Sài Gòn có hai vai hay của diễn viên Minh Thảo: người vợ (vở "Ma nhập") và người mẹ (vở "Mẹ ma"). Đạo diễn Hữu Nghĩa bình luận: "Minh Thảo có nhiều cố gắng trong hai vai này, tạo cảm xúc thăng hoa bằng nét diễn chân thật".

Diễn viên gạo cội nhiều vai nặng ký

Năm nay, Kịch IDECAF đã dành hai vai hay cho NSƯT Kim Xuân, đó là bà Hậu (vở "Ngôi nhà không có đàn ông") và chị Sáu (vở "Đời bỗng dưng yêu"); NSƯT Trịnh Kim Chi có hai vai hay trên sân khấu mang tên cô: Ngân Khánh (vở "Một thời để nhớ"), Kim Thiên Hoàng Hậu (vở "Kỳ án Cung Tâm Kế"); nghệ sĩ Ái Như trên sân khấu Hoàng Thái Thanh có 3 vai: Má của Thắng (vở "Đàn ông ơi, anh là ai?"), cô Út Đơn (vở "Mơ trăng bóng nước") và Bún lớn (vở "Hồi xưa biển ngọt"); NSƯT Mỹ Uyên có hai vai hay tại Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM: cô giáo (vở "Giấc mơ") và bà hàng xóm (vở "Dấu xưa"); Việt Hà có 2 vai bà mẹ câm tên Thắm trong vở kịch "Người mẹ thứ hai" và vợ ông chủ tịch (vở "Vòng xoáy nghiệt ngã") đã tạo cho vị trí một nữ diễn viên chính trong dòng kịch văn học trên sân khấu Nhà hát Kịch TP HCM.

Đề cử Nữ diễn viên sân khấu nào cho Mai Vàng 2017? - Ảnh 2.

Diệu Nhi vai Hằng (vở "Mẹ chồng rắc rối" - Nhà hát Thế giới trẻ)

Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc nhận xét: "Các nữ diễn viên gạo cội của các sân khấu kịch xã hội hóa đều có vai nặng ký, phần lớn các nhân vật tạo được sắc màu rực rỡ. Tôi đánh giá cao uy tín diễn xuất của NSƯT Kim Xuân khi cô thể hiện vai bà Hậu hết sức dung dị, giàu cảm xúc. Vai của Việt Hà trong "Người mẹ thứ hai" cũng ấn tượng, mang lại nhiều bất ngờ cho người xem. Với Ái Như, cô vào vai Bún lớn lúc già thật sự bản lĩnh, khiến khán giả khóc cười theo số phận đau khổ của người đàn bà bị chồng lừa dối".

 

NSND Hồng Vân khen ngợi Trịnh Kim Chi năm nay tạo đất diễn cho chính mình với nhiều sáng tạo trong các vai nặng ký. Cô khoác cho các vai diễn những số phận nghiệt ngã nhưng không quá bi lụy. Tương tự, Mỹ Uyên ngày càng bản lĩnh, vào vai đều toát lên khí thế yểm trợ đắc lực cho dàn diễn viên trẻ, dù vai của cô thuộc tuyến nhân vật phụ… 

Một số vai hay trên sân khấu cải lương

Năm nay, sân khấu cải lương có nhiều vai đào chính hay. NSƯT Quế Trân dẫn đầu danh sách được các nhà chuyên môn đánh giá cao với vai Ngọc Bình (vở "Chân mệnh"). Kế đến là Tâm Tâm có 3 vai: vợ ông Hùng (vở "Hồn ma báo oán"), bà Thắm (vở "Sống trong lòng địch") và Phương (vở "Cõng mẹ đi chơi").

Trên sân khấu Lê Hoàng, NSƯT Tú Sương tạo được tiếng vang với các vai: Sài quận chúa (vở "Dương Gia Tướng"), Yên Vân (vở "Kinh Kha thích khách Tần Vương"), Tố Hoa (vở "Bạch Đằng Giang dậy sóng"). Nghệ sĩ Kim Tiến vai Phi Nga (vở "Dương Gia Tướng").

Trên sân khấu Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, NSƯT Tú Sương có thêm vai Lan trong vở "Hiu hiu gió bấc", NSƯT Lam Tuyền có vai bà Tư, NSƯT Lê Hồng Thắm có vai Hảo.

Bài